- Trước kia người Nhật cũng giống như Việt Nam, Hàn Quốc, Trung quốc, ngày 5/5 âm lịch được gọi là Tết Đoan Ngọ (tiếng Nhật là Tango no sekku). Sau này, Nhật Bản sử dụng dương lịch, 5/5 dương lịch được xem là lễ hội cho các bé trai trên toàn nước Nhật và được chính phủ Nhật công nhận là Quốc lễ vào năm 1948.
- Lễ hội diễn ra trong suốt 2 tháng, từ cuối tháng 3 tới giữa tháng 5 hằng năm tại Thị trấn Kanna, tỉnh Gunma. Và ý nghĩa của lễ hội này là ngày lễ dành cho con trai trong toàn đất nước Nhật Bản.
- Cờ cá chép xuất phát từ một thuyết của người Trung Quốc (cá chép vượt vũ môn hoá rồng) và khi sang Nhật Bản, những chiếc cờ hình cá chép trở thành hình ảnh tượng trưng cho những bé trai khoẻ mạnh. Ở Nhật Bản, những chiếc cờ cá chép được gọi là Koinobori, trong đó “nobori” là tượng trưng cho hình ảnh những con cá bơi ngược từ dưới sông lên thác, “koi” là cá chép.
- Trong ngày lễ này mọi nhà có con trai sẽ treo lên những chiếc đèn lồng cá chép để cầu chúc cho các bé trai sức khỏe, kiên cường và tự lập trong cuộc sống.
- Theo thông tục từ ngàn đời truyền đến ngày nay thì vào những dịp lễ tết này những gia đình có con trai sẽ được treo trước nhà mình những dải cờ hình cá chép. Những hình cá chép này có tên gọi là Koi-nobori. Những dải cờ được trang trí rất đẹp. Bay phấp phới trong bầu trời xanh. Theo truyền thuyết, người ta treo cờ cá chép để cầu mong cho các bé trai chóng lớn và thành đạt.
Khi treo đèn lồng cá chép người Nhật thường treo nhiều đèn lồng trên một dây phơi. Nếu có ao nước người Nhật sẽ treo đèn gần mặt nước. Nếu treo đèn ở nhà riêng người Nhật sẽ dựng một cột đèn và treo dọc theo cột. Đôi khi do diện tích chật hẹp người Nhật chỉ có thể treo trên một chiếc gậy nhỏ và buộc lên cao.
Cờ Koinobori được được trang trí rất đẹp. Bay phấp phới trong bầu trời xanh mang theo lời cầu nguyện của các bậc cha mẹ về sức khoẻ và tương lai tốt đẹp cho những con trai của họ. Màu của những lá cờ cá chép Koinobori thường có 3 màu cơ bản là đỏ, xanh và đen thể hiện cho những đức tính sau:
- Màu đen biểu hiện cho mặt nước mùa đông tĩnh lặng. Đây làm màu tượng trưng cho người cha là người phải trầm tính, và nước là nơi bắt nguồn của mọi sự sống.
- Màu đỏ là màu lửa vào mùa hạ, màu tượng trưng cho người mẹ. Mùa hạ là mùa sinh sôi nảy nở của muôn loài, và lửa làm cho vạn vật sinh trưởng dồi dào, cũng là biểu hiện cho trí tuệ.
- Màu xanh là màu của cây cỏ mùa xuân đâm chồi nảy lộc, vươn thẳng, biểu hiện cho sự phát triển của trẻ em.
Ngoài cờ cá chép, trong những ngày này người Nhật còn trưng bày những con búp bê Kintarou, làm bánh gạo nếp (gọi là bánh mochi) với đậu đỏ, bọc trong lá sồi (kashiwa) và bánh gạo nếp bọc lá tre (gọi là bánh chimaki).
Trong lễ hội này người ta hay làm Obento và hay bữa cơm có hình cá chép,làm Chimaki, Kashiwa mochi… cho con để cầu chúc & mong muốn cho con mình được mạnh khỏe và phát triển tốt.
Các bé được tắm với nước nóng đun sôi có lá cây xương bồ Shobu, đây là loại lá có mùi thơm đậm, khi tắm bằng loại nước này sẽ rất tốt cho sức khỏe và mang tác dụng trừ tà, xua đuổi quỷ dữ.
Cùng với lễ hội Hina Matsuri dành cho các bé gái, lễ hội Koinobori thể hiện sự kỳ vọng về thế hệ tương lai mang nhiều ý nghĩa và là một nét văn hóa không thể thiếu trong lòng người Nhật.