• Tiếng Việt
  • Japan
Tấm gương tự học của người Nhật

VỀ NHẬT BẢN

Tấm gương tự học của người Nhật

Tấm gương tự học của người Nhật

Monday, 10/01/2022, 10:07 GMT+7

Nghị lực phi thường

Sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo tại Kayama, Ashigarakami, phiên Sagami (nay là Odawara, Kanagawa), Ninomiya đã trải qua một tuổi thơ vất vả do cha mẹ mất sớm. Chuyển đến sống với người chú, cậu bé Kinjiro (tên lúc nhỏ của Ninomiya) phải làm việc quần quật hằng ngày, từ sáng sớm đến tối mịt. Đặc biệt ham học nhưng Kinjiro đã không có nhiều thời gian để đọc sách, còn việc đến trường thì lại càng xa xỉ. Bản thân chú của cậu, cũng như đa số nông dân thời đó, thường xem việc học chẳng có mấy giá trị (chưa kể còn sợ lãng phí tiền dầu đốt đèn ban đêm). Vì thế Kinjiro đã tranh thủ học mọi lúc mọi nơi, cả khi lên rừng kiếm củi hay làm việc ngoài đồng. Lớn thêm một chút, cậu đã tự nảy ra sáng kiến: tận dụng những khoảng đất hoang trồng nho hạt để bán, mua dầu đốt đèn và tiếp tục việc học.

Nỗ lực giúp ích cho cộng đồng

Ở tuổi 20, Ninomiya đã tự tạo dựng cho mình một nông trang riêng. Năm 22 tuổi, ông bắt đầu cho người làng thuê lại ruộng đất để giành thời gian đọc sách và tìm hiểu thêm nhiều lĩnh vực khác. Năm 24 tuổi, ông đã tích lũy được khoảng 1,4 hecta trang trại và một gia sản lớn nhờ canh tác tốt cùng hoạt động quản lý tài chính chặt chẽ. Noi gương ông, nhiều người làng đã cùng tập trung phát triển nông nghiệp và ngày càng trở nên giàu có. Năm 25, Ninomiya được gia tộc Hattori Jūrobei - thân tín của lãnh chúa Odawara - mời đến giúp ba vị công tử học hành. Trong thời gian này, ông đã phát triển ý niệm về gojōkō – một dạng cộng tác tài chính. Theo đề xuất của ông, những gia nhân của nhà Hattori sẽ tự nguyện góp tiền vào một quỹ chung để có thể mượn lại từ đó, với lãi suất và kỳ hạn cụ thể, căn cứ trên nhu cầu của người vay. Nhờ ảnh hưởng của nền đạo đức Khổng giáo (đề cao chữ tín), hầu hết người vay đều hoàn trả đúng hạn các khoản nợ. Mô hình này sau đó đã lan rộng nhờ tỷ lệ rủi ro (vỡ nợ) thấp và lãi suất đủ làm lợi cho người góp vốn. Sau đó, lãnh chúa Hattori Jubei xứ Odawara đã cho mời Ninomiya tới để xin lời khuyên vì vùng đất do ông này cai trị đang lâm vào cảnh nợ nần. Tin vào giải pháp của Ninomiya, Hattori đã cho nhân rộng mô hình gojōkō ra toàn phiên – được xem là liên minh tín dụng đầu tiên trên thế giới.

Nhận thấy nguyên nhân khiến Odawara nghèo nàn không phải chỉ do đất đai bạc màu, mà còn bởi sự lười nhác và xao nhãng của nông dân (nhiều mảnh ruộng bị bỏ hoang), Ninomiya đã dùng tài sản riêng của mình, cộng với đãi ngộ do lãnh chúa ban phát, cung cấp nhiều khoản vay lãi suất thấp giúp nông dân mua sắm và trang bị các đầu vào cần thiết - với kỳ vọng sẽ thu lại cả vốn lẫn lãi từ lợi nhuận hằng năm. Bằng cách đó, ông đã khuyến khích người dân phải làm việc có trách nhiệm và sáng tạo. Ninomiya luôn tâm niệm: chính sự cộng tác và gắn kết mới là nền tảng bền vững cho sự phát triển của cả một cộng đồng, cho nên ông đã cổ vũ mọi người tích cực tham gia vào tiến trình xây dựng sự đồng thuận mà ông gọi là imokoji.

Comments you read